Nhiếp ảnh trong thời kỳ khủng hoảng/suy thoái: Thách thức, cơ hội và thành công
Aloysius Lim, một nhiếp ảnh gia có tiếng được công nhận và là một trong hai bộ óc sáng tạo đằng sau studio áo cưới nổi tiếng Lightedpixels, là một người luôn có niềm đam mê với âm nhạc. Sau các buổi hòa nhạc và lễ hội âm nhạc mà Aloysius đã tham dự trong những năm trước, anh đã vươn lên trở thành một trong những nhiếp ảnh gia sự kiện có tiếng bậc nhấttại Singapore. Mặc dù portfolio của anh ấn tượng với nhiều lĩnh vực như vậy, anh vẫn không thoát được những thách thức trong hai năm đại dịch vừa qua. Chúng tôi đã nói chuyện với Aloysius để tìm hiểutác động trực tiếp của các thách thức này đến anh như thế nào, và anh đã làm gì để đối phó với những thách thức ấy, đồng thời tìm hiểu nhận định của anh về sự ảnh hưởng của các thách thức này đến nghề nghiệp của anh trong dài hạn.
Anh đến với nhiếp ảnh sự kiện như thế nào? Anh có thể chia sẻ với chúng tôi cách anh đã bắt đầu sự nghiệp nhiếp ảnh này được chứ?
Khi chọn nhiếp ảnh để theo đuổi, tôi đã cố gắng tìm ra thể loại nhiếp ảnh mà tôi thực sự đam mê và thích chụp mà không bao giờ cảm thấy chán. Và tôi đã không mất nhiều thời gian để biết rằng mình muốn tập trung vào âm nhạc và chụp ảnh các buổi hòa nhạc.
Trở lại thời điểm năm 2003, lúc đó có một ‘local brand’ là Electrico mà tôi từng theo dõi, đã quyết định tái hoạt động và bắt đầu bán show trở lại. Tôi đến xem show của họ và mang theo một chiếc máy ảnh kỹ thuật số ngắm & chụp do cha tôi tặng. Những bức ảnh tôi chụp lúc đó không đẹp và tôi thực sự muốn có thể chụp những bức ảnh đẹp hơn bằng máy ảnh, vì vậy tôi đã bắt đầu chụp nhiều hơn bằng cách đến các buổi hòa nhạc miễn phí thường xuyên hơn và học chụp ảnh thông qua thử nghiệm và mắc lỗi,làm rồi sai, sai rồi sửa, và cứ như vậy.
Vì chiếc máy ảnh ngắm & chụpcó những hạn chế nên tôi đã tiết kiệm và mua một chiếc máy ảnh DSLR, với hy vọng có được những bức ảnh đẹp hơn tại các buổi hòa nhạc. Tôi đã mất khá nhiều thời gian để có được chiếc máy ảnh này, nhưng tôi nghĩ mình đã xoay sở khá tốt.
Hai năm qua là một thách thức khá lớn đối với các nhiếp ảnh gia. Anh đã làm gì để đối phó với điều này?
Tôi nghĩ hai năm qua là một thử thách đối với tất cả mọi người nhưng tinh thần của con người chúng ta thì quả là rất tuyệt vời. Chúng ta đã học được cách thích nghi và tận dụng hoàn cảnh một cách tốt nhất.
Tôi đã tìm hiểu một chút về lĩnh vực livestream. Team của tôi đã nhận được một số lời mời về việc làm livestream cho đám cưới bởi số lượng khách mời lúc đó buộc phải hạn chế vì lệnh giãn cách, thếnên chúng tôi đã thử thực hiện lĩnh vực mới này.
Cuộc phiêu lưu mới này cũng đi kèm với nhiều thách thức. Về cơ bản, chúng tôi đã phải học rất nhiều điều mới trong một khoảng thời gian ngắn. Tôi đã nói chuyện với những người bạn đã có kinh nghiệm livestream trước đó một thời gian, đọc các bài viết trên mạng và xem rất nhiều video trên YouTube. Tuy nhiên, đó chỉ mới là phần dễ! Phần khó khăn là phải có được tất cả các thiết bị và phụ kiện cần thiết. Trong khoảng thời gian đó, gần như cả thế giới cùng livestream, điều này gây ra sự thiếu hụt toàn cầu đối với nhiều mặt hàng cần thiết, chẳng hạn như thẻ ghi hình và bộ chuyển đổi nhiều camera. May mắn thay, tôi có thể đặt hàng trực tuyến hai thiết bị này, nhưng cũng phải mất một thời gian để người ta chuyển hàng đến tay tôi. Sau khi mua sắm thiết bị, chúng tôi vẫn cần học cách dùng, vì vậy chúng tôi đã thực hiện vô số lần chạy thử để chuẩn bị cho sự kiện thực tế.
Có rất nhiều biến số khi thiết lập camera. Chúng tôi phải học cách dùng máy ảnh để livestream và học cách sử dụng thiết bị chuyên về livestream mới của mình. Sau đó, chúng tôi phải học cách thiết lập âm thanh cũng như sử dụng phần mềm để đảm bảo mọi thứ chạy trơn tru.
Khi sự kiện thực sự diễn ra, chúng tôi phải đến địa điểm ít nhất hai giờ trước khi bắt đầu để dựng và chạy thử chương trình để đảm bảo rằng mọi thứ trơn tru. Ngay cả với sự chuẩn bị kỹ càng như vậy, vẫn có những điều nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng tôi, như nền tảng sử dụng để livestream chẳng hạn. Đó là một quá trình mà chúng tôi đãthực sự phải vừa làm vừa học rất nhiều. Tôi rất biết ơn những người bạn đã giúp đỡ và hướng dẫn chúng tôi khi chúng tôi gặp vấn đề.
Quãng thời gian đó là một quá trình học tập thật sự tốt cho tất cả chúng tôi và khiến chúng tôi bận rộn trong một thời gian.
Trong suốt thời gianđóng cửa vì covid, tôi cũng đã học cách sử dụng bút và máy tính bảng để xử lý hậu kỳ . Tôi vẫn chưa thực sự giỏi việc này đâu, nhưng ít nhất bây giờ tôi đã biết cách sử dụng nó.
Bạn đã khám phá các lĩnh vực nhiếp ảnh nào khác chưa? Và đó là gì?
Trong hai năm qua, tôi cũng đã có nhiều cơ hội để thử chụp ảnh đồ ăn. Đó chắc chắn là một lĩnh vực mới và là một trong những thử thách chụp khó nhằn hơn.
Chụp ảnh đồ ăn không đơn giản như vẻ ngoài của nó. Trong quá trình thực hiện, tôi đã học được một chút về ánh sáng và tầm quan trọng của việc tạo hình cho món ăn. Ở vài lần chụp đầu tiên, tôi tập trung vào ánh sáng và giữ cho hình ảnh sạch sẽ và đơn giản. Nhưng rất nhanh, tôi nhận ra rằng chúng tôi có thể thêm các đạo cụ để làm cho hình ảnh thú vị hơn và có chiều sâu hơn. Ngay cả những yếu tố con người, như bàn tay cầm bát cơm cũng có thể giúp nâng tầmbức ảnh.
Một lần, tôi có nhiệm vụ phải chụp món dimsum trong xửng hấp. Sau khiđã có được những bức ảnh sạch và cận, tôi thấy một chiếc nồi hấp dùng để hấp khăn bàn. Tôi nghĩ rằng tôi có thể đặt cái nồi bên dưới xửng hấp để làm cho những chiếc bánh trông “nóng hổi” hơn. Sau nhiều lần thử rồi sai với bối cảnh và ánh sáng, cuối cùng chúng tôi cũng có được bức ảnh đẹp và đó là một thành công với cả team chúng tôi!
Bạn đã làm gì để có động lực, đặc biệt là khi bạn gặp phải rào cản sáng tạo?
Âm nhạc vẫn là động lực lớn nhất của tôi. Tôi nghe rất nhiều nhạc và theo dõi nhiều nhạc sĩ trên mạng xã hội. Tôi đã làm việc với nhiều người trong số họ trong suốt 2 năm qua, bất cứ khi nào có cơ hội. Thật tuyệt vời khi được chứng kiến các đồng nghiệp sáng tạo trải qua quá trình sáng tạo của họ— và điều đó giúp tôi luôn có động lực. Nhờ đó mà tôi luôn tự nhủ rằng mình cũng có thể làm được như vậy!
Giống như nhiều người khác, tôi tiếp cận với rất nhiều thông tin từ mạng xã hội. Rất nhiều nhiếp ảnh gia, nhà quay phim và nghệ sĩ đã chia sẻ nhữngnội dungđáng kinh ngạc, đặc biệt là trong hai năm dại dịch này.
Một điều mà tôi nhận thấy đó là chúng ta thường được truyền cảm hứng bởi nhữngbức ảnh nói lên cảm xúc của chính mình. Nếu tôi nhìn thấy một bức ảnh khiến tôithực sự ngạc nhiên, tôi thường sẽ dành thêm một chút thời gian để chiêm ngưỡng nóvàtự hỏi người nhiếp ảnh gia đã chụp bức ảnh này như thế nào, và thiết bị mà họ sử dụng là gì.
Tôi theo dõi một số tài khoản chia sẻ các bức ảnh hậu trường, thiết bị được họ sử dụng và hình ảnh cuối cùng sau quá trình hậu kỳ. Điều đó giúp ích rất nhiều trong việc hiểu quy trình. Tôi cũng quan tâm nhiều hơn đến việc tìm hiểu về cách sử dụng ánh sáng bên ngoài cho ảnh chân dung và sản phẩm, vì vậy việc xem thêm những hình ảnh này trên mạng xã hội sẽ giúp cải thiện kỹ năng của tôi. Tôi cũng học hỏi được rất nhiều điều từ việc đọc các bài báo liên quan đến nhiếp ảnh và xem các kỹ thuật chụp ảnh mới trên YouTube. Sau đó, tôi tự thực hành các kỹ thuật mới này bất cứ khi nào tôi ra ngoài chụp hoặc thậm chí cả khi ở nhà nữa.
Khi gặp rào cản sáng tạo, một trong những cách tôi đã cố gắng để duy trì sự sáng tạo là chỉ lấy một ống kính mà tôi ít khi sử dụng, đi ra ngoài và cố gắng có được một số bức ảnh thú vị với ống kính đó.
Chỉ dùng một ống kính ít khi được sử dụng sẽ ép tôi phải chậm lại và dành thời gian để lập bố cục hình ảnh cũng như canh khung cho bức ảnh một cách chính xác. Lúc này, tôi sẽ không phải áp lực gì bởi đây không phải là nhiệm vụ. Việc này khá tự do. Đồng thời, ống kính ít sử dụng này cho phép tôi làm quen với độ dài tiêu cự mới. Ví dụ: tôi thường sử dụng ống kính FE 135mm F1.8 GM (SEL135F18GM) chỉ để chụp chân dung và quyết định chỉ sử dụng ống kính này để thực hiện một số chụp ảnh đường phố. Sau một hồi lâu không dùng đến, bây giờ tôi bắt đầu dùng ống kính này thường xuyên hơn tại các sự kiện và buổi hòa nhạc. Tính linh hoạt của ống kính đã cho phép tôi nâng cao kỹ năng của mình và giúp tôi tìm hiểu sâu hơn về các thể loại nhiếp ảnh khác, mà giờ đây tôi đã làm đượcmột cách khéo léo hơn.
Công việc của anh được hưởng lợi như thế nào khi tham gia vào những lĩnh vực nhiếp ảnh mới này?
Tôi hy vọng công việc của mình sẽ tốt hơn bao giờ hết! Tất nhiên, tôi cố gắng cống hiến 100% sức lực của mình ở mỗi buổi chụp, và mục tiêu là luôn phải làm tốt hơn ở những lần tiếp theo.
Hai năm qua đã dạy tôi sống chậm lại một chút và trân trọng môi trường và mọi thứ xung quanh chúng ta. Tôi nghĩ rằng điều đó sẽ giúp tâm trí tôi rộng mở hơn và tiếp cận các buổi chụptheo cách tích cực hơn, hy vọng cáchnày sẽ giúp cho ra đời nhiều sản phẩm tốt hơn.
Một trong những điều chính tôi đã làm khác đi là buộc bản thân phải sử dụng những ống kính mà tôi thường ít sử dụng. Ví dụ: ống kính SEL135F18GM không phải là một ống kính mà tôi sẽ mang ra dùng cho các sự kiện nhưng bây giờ tôi sẽ mang nó ra và sử dụng, dù chỉ để chụp một vài bức ảnh để thấy sự khác biệt giữa các ống kính mà thôi. Việc này có thể không phải lúc nào cũng giúp tôi chụp ra nhữnghình ảnh đẹp hơn bình thường, nhưng nó làm tăng thêm sự đa dạng mà bạn có thể có và cung cấp cho khách hàng của mình.
Theo bạn, các nhiếp ảnh gia và những tín đồ nhiếp ảnh nên ưu tiên điều gì khi họ trải qua giai đoạn thử thách khi thiếu động lực và sáng tạo?
Tôi nghĩ rằng chăm sóc tốt cho sức khỏe tinh thần cũng quan trọng như thể chất.
Tầm quan trọng của sức khỏe tinh thần đã được nói đến rất nhiều trong đại dịch khi ngày càng có nhiều người bị ảnh hưởng bởi điều này. Khi bạn cảm thấy khó chịu, hãy dành thời gian để thở và phải biết thừa nhận rằng có điều gì đó không ổn. Khi bạn cảm thấy hơi căng thẳng, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi và làm điều gì đó mà bạn thực sự yêu thích. Đó có thể là đi bộ, chạy, đạp xe hoặc đơn giản chỉ là nằm trên giường và nghe nhạc. Hiện nay có rất nhiều ứng dụng và đồng hồ thông minh dạy bạn phương pháp thở để giúp đầu óc tỉnh táo và bình tĩnh hơn.
Tôi đã cố gắng chạy bộ và đi bộ thường xuyên hơn, lộ trình yêu thích của tôi sẽ là đi dọc theo khu vực Vịnh Marina. Nếu thấy có gì thú vị trên đường đi, tôi sẽ dừng lại chụp ảnh bằng chiếc điện thoại của mình.
Tôi tin rằng nếu bạn chăm sóc bản thân tốt, bạn sẽ có thể sống và làm việc tốt hơn!
Lời khuyên cuối cùng của bạn dành cho các thợ chụp hình, tín đồ nhiếp ảnh nghiệp dư cũng như các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, để tiếp tục với nghề của họ là gì?
Tôi nghĩ điều quan trọng là bạn chỉ cần lấy máy ảnh ra và chụp nhiều ảnh nhất có thể. Việc này có thể được thoải mái thực hiện trong nhà của bạn hoặc chỉ đơn giản là ở khu vực lân cận xung quanh. Bạn có thể bắt đầu bằng cách sử dụng một ống kính, tốt nhất là ống kính mà bạn thường ít sử dụng. Nếu bạn muốn thử một ống kính mới, bạn có thể mượn từ một người bạn, thuê hoặc thậm chí mượn nó từ chương trình “Mượn ống kính” của Sony cũng được.
Cáchhay nhất là luôn mang theo máy ảnh mỗi ngày. Điều quan trọng là phải làm quen với thiết bị của bạn và ra ngoài để trải nghiệm các môi trường chụp khác nhau. Hãy chụp và thử nghiệm với sự trợ giúp của bạn bè! Bạn có thể dễ dàng đến cùng một địa điểm vào những thời điểm khác nhau trong ngày và ngạc nhiên với những bức ảnh mà bạn sẽ chụp được. Có rất nhiều diễn đàn và hội nhóm trên mạng xã hội, nơi bạn có thể đăng hình ảnh của mình và nhận lại phản hồi cũng như tìm kiếm lời khuyên về các vấn đề liên quan đến máy ảnh. Các cộng đồng nhiếp ảnh trực tuyến rất dễ tiếp cận và bạn có thể học hỏi được nhiều điều từ họ.